top of page

Dark Pattern trong UX – Khi Thiết Kế Trở Thành "Bẫy" Người Dùng

Trong thiết kế UX/UI, mục tiêu lý tưởng là giúp người dùng đạt được mục đích của họ một cách dễ dàng và hiệu quả. Nhưng không phải lúc nào thiết kế cũng hướng đến lợi ích của người dùng. Dark Pattern là một thuật ngữ chỉ những chiến thuật thiết kế giao diện đánh lừa hoặc ép buộc người dùng thực hiện hành động không mong muốn, thường có lợi cho doanh nghiệp nhưng gây tổn hại đến trải nghiệm người dùng. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ, nếu được sử dụng đúng cách, Dark Pattern có thể trở thành Light Pattern – giúp người dùng ra quyết định tốt hơn?


  1. Dark Pattern là gì?


Thuật ngữ Dark Pattern được nhà thiết kế UX Harry Brignull giới thiệu vào năm 2010, mô tả những thủ thuật giao diện được cố tình tạo ra để gây nhầm lẫn, thao túng hoặc ép buộc người dùng. Thay vì minh bạch và hỗ trợ trải nghiệm người dùng, Dark Pattern lợi dụng tâm lý và thói quen của họ để hướng đến mục tiêu kinh doanh.


Thông thường, khi nhắc đến bad design, bạn sẽ liên tưởng đến sự cẩu thả hoặc sai sót. Những điều này được gọi là anti-patterns trong thiết kế. Tuy nhiên, Dark Pattern lại khác – chúng không phải là lỗi vô tình, mà là những thiết kế được tính toán kỹ lưỡng, dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về tâm lý con người, nhưng không đặt lợi ích của người dùng lên hàng đầu.


  1. Các loại Dark Pattern phổ biến


a. Roach Motel – Dễ vào, khó thoát

Các nền tảng sử dụng Roach Motel khiến người dùng dễ dàng đăng ký dịch vụ nhưng cực kỳ khó để hủy. Ví dụ điển hình là các dịch vụ streaming như Amazon Prime hay gym membership, nơi người dùng có thể đăng ký chỉ với một cú click nhưng phải trải qua nhiều bước rườm rà để hủy.

Ở trang Hotel California, bạn có thể check-in dễ dàng nhưng lại không có điều hướng thoát ra
Ở trang Hotel California, bạn có thể check-in dễ dàng nhưng lại không có điều hướng thoát ra
b. Sneaky Defaults – Lựa chọn mặc định "lén lút"

Khi người dùng điền form hoặc thực hiện thanh toán, một số tùy chọn có thể được tích sẵn (mà họ không hề hay biết). Ví dụ: khi đặt vé máy bay, trang web có thể tự động thêm bảo hiểm hoặc dịch vụ hành lý mà không hỏi ý kiến người dùng.

Khi mua vé máy bay trên Momo, đa phần đều tự động tick thêm mục bảo hiểm du lịch
Khi mua vé máy bay trên Momo, đa phần đều tự động tick thêm mục bảo hiểm du lịch
c. Confirmshaming – Khiến người dùng cảm thấy tội lỗi

Chiến thuật này tạo ra các nút từ chối có nội dung mang tính tiêu cực, khiến người dùng cảm thấy không thoải mái khi từ chối. Ví dụ: khi bạn muốn từ chối nhận email khuyến mãi, lựa chọn có thể là:✅ “Có, tôi muốn nhận ưu đãi độc quyền”❌ “Không, tôi không muốn tiết kiệm tiền”

Confirm shaming khiến người dùng muốn chọn
Confirm shaming khiến người dùng muốn chọn
d. Trick Questions – Câu hỏi lắt léo

Dark Pattern này đánh lừa người dùng bằng cách sử dụng ngôn ngữ khó hiểu hoặc đảo nghĩa câu hỏi. Ví dụ:

  • “Bạn có muốn không nhận email quảng cáo không?”

  • “Bỏ chọn nếu bạn không muốn nhận thông tin cập nhật.”

Những câu này khiến người dùng phải suy nghĩ nhiều hơn, dẫn đến sai sót.


d. Forced Continuity – Tự động gia hạn không báo trước

Dịch vụ đăng ký miễn phí tháng đầu tiên nhưng không thông báo khi bắt đầu tính phí tháng tiếp theo. Điều này khiến nhiều người bất ngờ khi bị trừ tiền mà không có cảnh báo trước. Đây là chiến thuật thường được thấy khi bạn click vào free trial subscription nhưng sẽ không có thông báo trước.


  1.  Làm thế nào để biến Dark Pattern thành Light Pattern?

    a. Tạo sự cam kết tích cực (Positive Reinforcement)

    Thay vì ép buộc, hãy khuyến khích người dùng đưa ra lựa chọn. Netflix sẽ nhắc nhở “Bạn có muốn tiếp tục xem?” thay vì tự động phát tiếp, giúp người dùng kiểm soát thời gian xem hiệu quả hơn.

    b. Thiết kế để giúp người dùng ra quyết định tốt hơn (Nudging)

    Thay vì gây rối, hãy giúp người dùng lựa chọn dễ dàng. Các ứng dụng sức khỏe hiển thị thông báo nhẹ nhàng về việc tập thể dục thay vì spam cảnh báo tiêu cực.

    c. Giảm thiểu “Dark UX” trong quy trình đăng ký và hủy dịch vụ

    Hãy làm rõ quy trình ngay trên giao diện. Spotify cung cấp hướng dẫn hủy subscription một cách minh bạch để người dùng có thể dễ dàng thao tác hủy khi không có nhu cầu



Tham khảo thêm tại:



 
 
 

Comments


​UI/UX Course

Học tư duy thiết kế, thực hành thiết kế và tăng giá trị của thiết kế trong team

UX Career Support

Trở thành UX Designer chuyên nghiệp ​với sự  dẫn dắt 1-1 từ mentor

bottom of page