1. Giới thiệu
Tên ứng dụng: Gody.vn - https://gody.vn/
Gody.vn, một platform chia sẻ, hỏi đáp, tìm kiếm các trải nghiệm du lịch dành cho 100% người Việt. Ứng dụng tập trung vào tính cộng đồng: nơi trao đổi, kết nối những người có cùng sở thích du lịch. Những bài viết trên content sẽ mang đến cho User giá trị thật
Tính năng đặc biệt: Travel map, chia sẻ blog, hỏi đáp và profile
Operating system: iOS
2. Vấn đề
Vấn đề cần được giải quyết ở đây được bên Gody.vn đặt ra cho nhóm 1 trong quá trình thảo luận. Nhóm 1 đã xác định vấn đề như sau:
The problem:
Bố cục thông tin và trải nghiệm của người dùng
Pain points:
Trang chủ chứa nhiều thông tin và hoạt động khiến User bối rối khi sử dụng.
Phần địa điểm chỉ mang tính liệt kê không truyền cảm hứng.
Ý tưởng travel map thú vị nhưng User chưa có trải nghiệm tương tác tốt.
Phần hỏi đơn điệu không tạo được động lực cho người hỏi và trả lời.
Định hướng thiết kế:
Concept: Chia sẻ giá trị Du lịch Việt
Nhấn mạnh những xu hướng mới
Tìm kiếm mọi thông tin dễ dàng
Kho lưu trữ bảo tàng
=> GODY TRAVEL MAP cá nhân hóa, giúp khẳng định bản thân và lan tỏa tinh thần đến những cộng đồng khác
3. Đối tượng User
Customers who:
Sống tại các thành phố lớn, thu nhập ổn định
Có xu hướng thích trải nghiệm khám phá du lịch, những địa điểm thú vị được tiếp xúc với người bản địa và trải nghiệm ẩm thực bản xứ
Cần 1 cộng đồng chia sẻ du lịch uy tín để đảm bảo những chuyến đi ít rủi ro
Muốn lưu lại và chia sẻ tất cả những nơi mình đi qua với mọi người và được mọi người tán thưởng
4. UX
4.1 Information Architecture
Navigation style (Cách điều hướng): sử dụng đa dạng các loại navigation. Ví dụ:
Navigation bar cho menu, tab bar để chuyển đổi giữa các mục (bảng tin, trending)
Trang home của nhóm đều là trang bài post, tin tức của User đã chia sẻ => Nhấn mạnh việc ứng dụng dành cho cộng đồng bằng những bài viết chia sẻ. Và tất cả đều điều hướng User tạo bài viết ngay trong box nhập bài viết
Information architecture (Kiến trúc thông tin)
Sử dụng tab chuyển đổi giữa bảng tin và trending giúp User cập nhật được tin tức và những xu hướng mới mà nhóm đang hướng tới.
Phần recommendation sử dụng bố cục dạng vuốt ngang để các danh mục được thể hiện nhiều hơn và tiết kiệm được không gian.
Phần hỏi đáp sử dụng Extended FAB (Extended Floating action button) như là primary button để hỗ trợ User viết bài hỏi đáp.
4.2 Interaction Design
Bối cảnh sử dụng app: chủ yếu dùng trong trường hợp on –the-go, ví dụ như là đang di chuyển trên phương tiện hoặc du lịch.
Ngôn ngữ thiết kế: Google’s Material Design (ví dụ: FAB, thiết kế của các nút…)
Interaction Design Law - Fitts’ Law: Nút “Viết hỏi đáp” ở góc phải màn hình được đặt thuận theo ngón tay phải với kích thước phù hợp => giúp User thực hiện thao tác tạo bài viết dễ dàng, tiết kiệm được thời gian
Các nút like, comment, share, donate coin: các hành động tương tự đặt canh nhau và khoảng cách phù hợp để tránh việc chạm nhầm.
Trang đăng ký/ đăng nhập sử dụng animation ở logo chào mừng tạo cảm giác sống động và cảm xúc tốt đối với thương hiệu.
4.3 Usability
Với mục đích chia sẻ bài viết thật mang đến giá trị cộng đồng, kết nối với User, các nhóm đã tạo ra được chức năng Travel map: sử dụng bằng cách đánh dấu những nơi mình đã đi bằng những bài viết chia sẻ kèm hình ảnh. (Effectiveness)
Phần trang chủ, khung nhập tạo bài viết không thuận tay User, sau khi scroll xuống xem post, User muốn tạo bài viết phải scroll ngược trở lên. Tạo cảm giác hơi khó cho User trong việc tạo bài viết mới (Efficiency/Productivity)
Sau khi follow tác giả được ưa thích, từ đó sẽ đưa ra những bài viết khác của tác giả trên home. Giúp người dùng cảm thấy thoải mái trong việc tiếp cận thông tin mà họ ưa thích. Đồng thời tìm ra được những người dùng khác có chung sở thích, tạo kết nối cộng đồng (Engagement)
4.4 Sociability/Design Philosophy
Trust: nhóm đã giải quyết vấn đề về việc tạo ra các content mang giá trị thật thông qua việc sử dụng bản đồ và đăng các bài post bằng hình ảnh thật. Ngoài ra, mức độ đáng tin của bài viết còn được đánh giá thông qua người xem. Sự ủng hộ và tôn trọng chất xám của tác giả cũng được thể hiện từ việc donate Go-coin từ User.
Accessibility: Về Travel map bản đồ sử dụng mức độ màu sắc để đánh dấu các địa điểm đã qua và các con số (số bài viết , hình ảnh, phần trăm,…) để đánh giá mức độ trải nghiệm du lịch của User.
5. UI
Typography: Sử dụng typeface Serif là chủ yếu từ headline và body text
Color scheme: Những button hoặc điểm có thể nhấn được sẽ sử dụng màu cam của thương hiệu. Chữ viết văn bản thường sử dụng màu xám đen.
Visual hierarchy và consistency: nhóm 1 đa phần tuân thủ các quy tắc về spacing, UX nên giao diện được phân chia bố cục phù hợp mục đích. Giao diện thì đơn giản và quen thuộc với User. Sử dụng hình ảnh đa dạng để thu hút người xem và tạo cảm giác sinh động như được chứng kiến quang cảnh du lịch.
Tính nhận diện thương hiệu được nhấn mạnh thông qua màu sắc (cam), hình ảnh, font chữ, thông điệp của ứng dụng cũng được thể hiện rõ qua các chức năng
6. Chiến lược kinh doanh
Khuyến khích User tạo bài viết bằng tab trending với những con số tạo cảm hứng cho User cùng chia sẻ bài viết.
Mục hỏi đáp, blog ngoài việc tăng tương tác giữa những người thích du lịch với nhau, mục này còn là nơi để các thương hiệu quảng bá sản phẩm và tăng kết nối với User, tăng nhận diện thương hiệu.
7. Tóm tắt
Điểm tốt
Ứng dụng đáp ứng được việc cân bằng giữa kiểm soát và giữ sự tự do cho User. Có rất nhiều cách để User có thể tạo bài viết (ngoài home hoặc vào my map). User cũng được tự do thể hiện quan điểm ý kiến bản thân về một bài post cụ thể.
Ứng dụng cũng cho User nhận biết được sự đóng góp của họ được phản hồi thông qua các con số (số lượng bài viết, lượt thích, share, …)
Giao diện thân thiện, quen mắt (Facebook) dễ dùng nên User lần đầu có thể thích ứng, biết cách hoạt động mà không cần tốn thời gian làm quen. Thực hiện tốt các quy tắc trong thiết kế như sử dụng các nút nhấn màu cam cho hành động bậc 1 (primary action). Tính nhận diện thương hiệu được nhấn mạnh thông qua màu sắc (cam), hình ảnh, font chữ, thông điệp của ứng dụng cũng được thể hiện rõ qua các chức năng.
Điểm chưa tốt
Hơi khó cho người dùng trong việc tạo bài viết khi họ đang lướt xem thông tin.
UI vẫn còn cần cải thiện ở một số điểm nhưng với thời gian vừa học, vừa hoàn thiện dự án khá ngắn thì thành quả của các bạn thật sự khá tốt.
Những điểm có thể cải thiện
Ở home có thể tạo nút FAB “Tạo bài viết” nhằm giúp người dùng tạo bài viết dễ dàng hơn.
Tăng thêm whitespacing ở một vài chỗ (tiêu đề, body text,…) khoảng từ 10 đến 16. Tăng thêm độ tương phản giữa text và background màu để tránh User không thấy được nội dung.
Nguồn tham khảo framework: Medium.com - pansysiyujia
---------------------------------------------------------------------------
Để cập nhật nhanh những kiến thức về UX/UI, cùng những bài viết thông tin hữu ích về UX. Các bạn có thể cùng tham gia vào địa chỉ Facebook group: Xóm UX - Cộng đồng dành cho Newbies mới vào nghề
Kommentare