top of page

Lược sử tương tác người-máy (Human computer interaction)


HCI là gì?


Human-computer interaction (HCI) tương tác người-máy ở thời điểm ban đầu, chỉ có con người (Human), năm 1940 máy tính ra đời (Computer) và cuối cùng năm 1980 (Interaction) mới bắt đầu. Chuyện gì xảy ra từ năm 1940-1980? Các nhà khoa học và kỹ sư không để ý đến tương tác khi họ xây dựng, và lập trình máy tính cho đến những năm 1980s, tương tác thực sự là một vấn đề, máy tính không chỉ là một công cụ quyền lực nó cần phải được công chúng sử dụng, đón nhận. Đây thực sự là một thách thức lớn bởi vì tại thời điểm đó, máy tính là một thiết bị cực kỳ phức tạp, rất quý giá, một người bình thường không thể sử dụng chúng. Chỉ đến khi Usability ra đời, máy tính từ một thiết bị khổng lồ, được bảo vệ trong phòng thí nghiệm mới bắt đầu đến với mọi gia đình, trên bàn làm việc tại nhà.


HCI model từ MSIGCHI Curricula for Human - Computer Interaction


Dấu mốc quan trọng của HCI?


Quá trình phát triển HCI được trình bày thông qua các dấu mốc quan trọng với sự ra đời của nhiều thiết bị và công nghệ mới, giao thức tương tác giữa người và máy tính theo đó mà tiến hoá. Một số dấu mốc quan trọng có thể kể đến:


1984: Apple Macintosh




Chiếc máy tính cá nhân thương mại bán ra thị trường đầu tiên với giao diện đồ hoạ, màn hình, chuột và bàn phím, khá tương đồng với những thứ chúng ta có ngày nay.


1986: Jaron Lanier đưa ra thuật ngữ “Virtual reality”

The Ultimate Display bởi Ivan E. Sutherland

Niềm khao khát đưa con người vượt ra khỏi màn ảnh nhỏ đã có từ rất lâu, chỉ là tại thời đại đó công nghệ chưa thực sự sẵn sàng. Từ “Windows” mà các nhà khoa dùng trong giao diện hệ điều hành phản ánh khát khao đó: Khi bạn mở “windows”, bạn mở cánh cửa sổ nhìn ra thế giới mới.


1992: Bùng nổ giao diện đồ hoạ (GUI):

Desktop metaphor là concept được sử dụng ở những ngày đầu tiên của giao diện máy tính, giúp người dùng hiểu và làm quen với giao diện nhanh hơn

Có chợ rồi thì mang hàng đến bán. GUI trở thành một topic mới cho các nhà nghiên cứu và nhà thiết kế. Các công ty sớm nhận ra rằng, thiết kế giao diện tốt tạo ra kinh doanh tốt, rất nhiều định lý của HCI áp dụng vào thiết kế vẫn còn dùng đến ngày nay. Các hệ điều hành thời đó có thể kể đến: MS, Apple, Motif, Next..vv


1994: Website và cách ứng dụng chạy trên web:

Internet ra đời giúp cho việc trao đổi thông tin không biên giới, không khoảng cách và rất nhiều ứng dụng web ra đời. Jakob Nielsen đồng sáng lập NN/G, “ông vua” usability nhận định rằng cứ thêm 1 website chuyên gia UX lại có thêm việc làm, ngay trong năm 1994, số lượng website tăng 1450% từ 800 lên 11,600 websites, hãy thử tưởng tượng đến nay trên thế giới đang có bao nhiều website?


1997: Mạng xã hội hình thành

2 mạng xã hội đầu tiên là Bolt cho phép người dùng gửi mail, tin nhắn và giọng nói và Six Degrees nền tảng giúp kết nối với người mà bạn chưa biết, khởi đầu cho kỷ nguyên kết nối và tương tác giữa con người – cộng đồng thông qua phương tiện trung gian máy tính, bạn còn nhớ Yahoo Blog và Chat messenger chứ?


2007: Iphone ra đời


Mở thêm một bước tiến mới cho HCI, máy tính được sử dụng vượt xa phạm vi công việc, chúng ta ăn, ngủ với điện thoại, dành thời gian cho điện thoại nhiều hơn, đặc biệt với phương thức tương tác mới và khả năng di động cao, điện thoại thông minh trở thành phương tiện giao tiếp chưa bao giờ lỗi thời


Vậy UX nằm ở đâu?


Don Norman giáo sư, nhà khoa học trong lĩnh vực design, usability và cogtinive science đã sáng tạo ra thuật nghữ “User Experience” (UX), ông là người đầu tiên giữ title này ở Apple. Trong một video giải thích ngắn gọn về lịch sử của thuật ngữ, ông chia sẻ rằng: “Tôi sáng tạo ra thuật UX bởi vì tôi nghĩ rằng giao diện người dùng và usability là một phạm vi hẹp. Tôi muốn mở rộng định nghĩa để bao quát tất cả các khía cạnh của con người khi trải nghiệm sản phẩm bao gồm từ lúc chưa sử dụng, mua chiếc máy tính, mang về nhà, mở hộp, lắp đặt..vv” UX từ đó được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực và nghành nghề khác nhau.


The UX Umbrella - Concept tập trung vào giải quyết vấn đề của người dùng theo Dan Willis

Một cách đơn giản để hiểu tương quan giữa UX và HCI. Có rất nhiều điểm tương đồng giữa UX và HCI. Tương tác người-máy (HCI) là một lĩnh vực nghiên cứu giao thoa nhiều lĩnh vực tập trung tìm hiểu về cách con người tương tác với máy tính và cách cải thiện những tương tác đó, làm cho nó trở nên dễ sử dụng, thuận tiện với nghười dùng. Trong khi đó UX quan tâm đến toàn bộ hành trình của người dùng trong bức tranh lớn được tạo thành từ tất cả các tương tác và điểm chạm của người dùng với thương hiệu. UX Design mang bản chất industry-driven trong khi HCI tập trung vào nghiên cứu và học thuật.



Human-computer interaction và các lĩnh vực nghiên cứu giao thoa


Kết: Cho những ai bắt đầu sự nghiệp


- Đừng chỉ nhìn cái ngọn: Khi bạn bắt đầu học kiến thức, đừng cố gắng tìm lối tắt mà chưa hiểu bản chất của vấn đề, hãy xây dựng một cái móng thật chắc, nó sẽ làm bàn đạp đưa sự nghiệp bạn đi xa hơn. Học cách đọc hiệu quả giúp bạn thu nạp kiến thức một cách có hiệu quả, rèn thói quen đọc và tổng hợp kiến thức cho mình. Bắt đầu xây dựng niềm đam mê và xây dựng kiến thức chắc chắn cho mình trong lĩnh vực HCI, Usability, Design.


- Đừng chỉ học công cụ: Sketch, Figma hay bất kỳ công cụ thiết kế nào cũng sẽ thay đổi hoặc biến mất (Adobe đã kill XD sau khi mua lại Figma), công cụ là phương tiện giúp bạn có thể nâng cao hiệu suất, tiết kiệm thời gian. Nhưng nó không thể thay thế bạn giải quyết vấn đề.

- Đừng giới hạn bản thân bởi những kiến thức bạn đã biết: công nghệ thay đổi từng phút, tại thời điểm bài viết diễn ra có hàng trăm phát minh, nghiên cứu mới ra đời, hãy trở thành người học trọn đời dù bạn có trở thành nhà nghiên cứu hay không, hiểu biết giúp bạn ko bị manipulate bởi social media. Hãy luôn đặt câu hỏi, và không ngừng tìm câu trả lời cho chính mình.



Reference




150 views0 comments

Comments


​UI/UX Course

Học tư duy thiết kế, thực hành thiết kế và tăng giá trị của thiết kế trong team

UX Career Support

Trở thành UX Designer chuyên nghiệp ​với sự  dẫn dắt 1-1 từ mentor

bottom of page