Với một người chưa có kinh nghiệm hoặc một chút kinh nghiệm, việc xin feedback là một trong những cách để cải thiện kĩ năng của mình hiệu quả nhất. Đây là hoạt động phổ biến nhất, nhưng lại kết quả lại không được như mong muốn nhất. Nếu bạn đang tìm kiếm Feedback cho design của mình, bạn có thể xem qua một số cách sau nha:
1. Hãy cho mọi người biết mình cần feedback về điều gì
Bạn đang tìm kiếm feedback cho UI? Hay Design Process? User Flow? Hãy cho mọi người biết mình cần feedback gì nha.
Ví dụ: Bạn đang cần tìm kiếm feedback cho tổng thể layout hoặc concept của mình, nhưng bạn lại nhận được feedback về nội dung câu chữ hay màu sắc bạn dùng - những feedback mà bạn chưa cần đến tại thời điểm đó
Giúp họ hiểu họ cho feedback nào có giá trị nhất với bạn lúc đó, sẽ giúp bạn điều hướng cuộc trò chuyện một cách hiệu quả hơn.
2. Context, Context, Context
Chắc chắn bạn sẽ không nhận được feedback tốt nếu như không cho mọi người biết về context. Hãy cho họ một chút context, và họ sẽ cho bạn biết góc nhìn của họ như thế nào. Chúng ta đều cần góc nhìn đa chiều mà đúng không? Trước khi trình bày, bạn nên đề cập đến:
Vấn đề bạn đang giải quyết là gì?
Làm thế nào để công việc của bạn phù hợp với sứ mệnh hoặc chiến lược của nhóm?
Tình trạng và phạm vi công việc của bạn là gì?
Kết quả lý tưởng của bài phê bình là gì?
Bạn đang tìm kiếm hoặc KHÔNG tìm kiếm những loại feedback cụ thể nào?
Hãy chia sẻ một hoặc hai cách làm khác nhau mà bạn đã thử và những gì bạn cần feedback. Luôn nhớ, hãy đặt những câu hỏi mở (opened-questions) để nhận được những feedback có chiều sâu hơn.
3. Chia sẻ giai đoạn bạn đang ở hiện tại
Project bạn đã tới giai đoạn nào? Đã được usability testing chưa? Nhờ các thông tin ấy bạn có thể nhận feedback rõ hơn nhé.
4. Học cách thuyết trình gắn kết với người nghe hơn
Có thể bạn đã rất quen với việc thuyết trình, nhưng nếu mình có thể nâng cấp bản thân lên trong việc gắn kết người nghe với bài của mình, thì nó càng tuyệt vời hơn nữa. Để bắt đầu, hãy cố gắng thiết lập giọng điệu khuyến khích tất cả các loại feedback, sử dụng một số phương pháp hỗ trợ phổ biến như kiểu vòng tròn feedback để mọi người có cơ hội nói chuyện và chuyển đổi phương pháp nếu có điều gì đó không hiệu quả.
🎉Pro tip: Mình muốn gợi ý một cách cá nhân hóa hơn để thu hút họ nhiều hơn. Ví dụ: “Bạn B ơi, tôi biết bạn đang làm một bài khá liên quan và rất muốn biết thiết kế này đối với bạn như thế nào?”.
5. Đừng sợ khi nhận được những feedback chỉ trích nhưng mang tính xây dựng
Feedback đôi khi sẽ hơi khó nghe một chút, nhưng lúc đó, việc bạn chỉ cần làm, là lùi lại, quan sát, nhìn nhận tính xây dựng của feedback ấy, biết đâu mình lại tìm ra cho mình một góc nhìn khác mới hơn.
Tập trung vào kết quả, đặt cái tôi của bạn sang một bên và hãy cởi mở hơn. Bạn sẽ phát triển khả năng bản thân nhanh hơn rất nhiều đó.
Đừng quên rằng feedback cũng là một hoạt động xây dựng nhóm. Hãy cảm ơn với những người cung cấp thông tin phản hồi của họ. Đây là một trong những thời điểm quan trọng để bạn có được sự ủng hộ và xây dựng niềm tin với nhóm của mình.
6. Hãy coi đây là cơ hội để tìm hiểu về bản thân và đồng nghiệp của bạn
Dự án của bạn đã hoàn thành, thật tuyệt - bây giờ là thời điểm tốt nhất để suy ngẫm và nhìn nhận lại. Một số gợi ý để giúp bạn có thể suy ngẫm về quá trình của mình:
Những điểm mù phổ biến mà bạn gặp phải khi làm thiết kế là gì? Nó có thể là xuất phát điểm để bạn trau dồi bản thân
Mọi người thường khen bạn ở những điểm nào trong thiết kế? Nó có thể là “siêu năng lực” của bạn.
Loại phản hồi nào làm cho bạn cảm thấy tốt lên? hoặc tệ đi?
Phong cách phê bình của mọi người trong nhóm là gì?
Bạn có thể tìm hiểu nhiều điều về bản thân và đồng nghiệp của mình thông qua quá trình tiếp nhận phản hồi.
Chúc các bạn tìm được các feedback hiệu quả cho Design của mình!
Templates
Dưới đây là một số mẫu mình tìm được, các bạn có thể tham khảo và điều chỉnh phù hợp nhé:
Google Slides: Bao gồm các hướng dẫn cách trình bày & theo dõi feedback.
Dropbox Paper: Bao gồm mẫu ghi chú/thảo luận được cá nhân hóa.
Credit: Fiona DESIGN & The art of receiving feedback as a designer by Yunjie Yao & other resources
Comentários