top of page

Chỉ khi biết điều mình đang làm thì mới có thể hiểu rõ được điều mình đang tìm kiếm






Nguyễn Văn Lĩnh

Học viên khoá CUID 06


💼 UI/UX Designer @OnePay


⚽ Sở thích của mình là chơi thể thao đá bóng nhưng chạy được rất ít nên thường ngồi xem là chính :D


💬 “Hãy cố gắng tận dụng từng cơ hội đến với bạn”






 

Hành trình đến với UI/UX của bạn?

Mình bắt đầu chuyển ngành sang UI/UX từ gần cuối năm 2020, làm cho một công ty product xây dựng và phát triển sản phẩm thương mại điện tử. Giai đoạn đầu thì mình thường làm UI là chính rồi sau đó bắt đầu làm một chút về UX cụ thể là Usability, và bây giờ mình có bắt đầu nghiên cứu rõ các vấn đề của người dùng cũng như là của doanh nghiệp và dần tham gia vào quá trình thiết kế sản phẩm nhiều hơn.


Bạn đã chuẩn bị thế nào cho quá trình tìm kiếm công việc mới?

Trong lúc đang lướt facebook trong vô định thì mình đã tình cờ nhìn thấy Mirr Design và xem qua các bài giảng thì thấy khá là phù hợp nên mình quyết định apply ngay trong lúc đó. Việc đầu tư vào kiến thức là không bao giờ phí cả nên mình cũng không đắn đo lắm. Đối với mình thì ngày nào cũng là ngày mình cần học được một cái gì đấy, như vậy thì mỗi ngày trôi qua mình mới không cảm thấy bị tiếc bởi việc chưa học được gì. Kiến thức nó làm thỏa mãn mình mỗi ngày, mình luôn tìm kiếm nó với sự nhiệt tình và đạt được nó với sự chăm chỉ. Theo mình, việc luôn luôn open-minded giúp cho không chỉ riêng mình mà có thể tất cả mọi người nói chung đều có thể dễ dàng đạt được những mục đích của bản thân, dù có việc đó có khó hay là dễ. Có thể, việc đạt được mục tiêu mỗi người sẽ khác nhau có người thì mất một khoảng thời gian ngắn hoặc cũng có thể có những người mất một khoảng thời gian lâu hơn một chút, nhưng mình tin là dù bất kì ai nếu thực sự chăm chỉ đều là những người thành công.


Đâu là cách hiệu quả để có thể tiếp cận được kiến thức mới?

Mỗi người sẽ có một cách tìm kiếm và tiếp nhận kiến thức khác nhau, cách của mình chưa chắc đã là hiệu quả nhất nhưng sau đây là cách tương đối phù hợp với bản thân mình ở thời điểm hiện tại. Đầu tiên trước khi biết mình cần tìm kiếm ở đâu thì cần hiểu rõ điều mà mình đang tìm kiếm đó là gì, tại sao mình lại cần phải tìm kiếm nó, nó giúp ích gì được cho mình. Việc phân loại này nó cũng giúp mình biết được mình gặp những trở ngại gì khi thực hiện hành động đó. Ví dụ như là "Bạn A hiện đang là UI Design, muốn tìm hiểu về UX để ứng dụng và tạo ra những trải nghiệm mượt mà hơn cho người dùng và cũng giúp cho bạn ý thăng tiến hơn trong sự nghiệp" (Mình bịa ra vậy đó :D). Điều mình đang tìm kiếm là: "Muốn hiểu hơn về UX nói chung" tại vì nó giúp mình: "Tạo ra những trải nghiệm mượt mà hơn cho người dùng" và "Thăng tiến hơn trong sự nghiệp", câu hỏi là "Why Are UX Design Skills Important ". Chỉ khi mình biết điều mình đang làm thì mới có thể hiểu rõ được điều mình đang tìm kiếm.


Tiếp đến mới là bước tìm kiếm, ở bước này mình cần đảm bảo nguồn tin được xác thực rõ ràng tránh trường hợp mình tiếp nhận một thông tin không đúng sự thật làm cho bản thân mình bị hiểu nhầm hoặc bias. Mỗi một câu hỏi khác nhau có thể mình sẽ phải tìm kiếm ở các trang khác nhau, nên mình sẽ nêu lên một số trang chính mà được cộng đồng tin tưởng. Kiến thức về UI/UX Design mình hay xem trên NNgroup, trang mạng để đọc các bài viết hữu ích thì có Medium, Dribbble và Behance... Offline thì có hỏi những người mentors, bạn bè cùng ngành... Trong bước tìm kiếm này thì mình hay tìm nhiều thông tin nhất có thể, từ trên mạng sẽ cho mình một cái nhìn tổng thể tổng quan nhất còn khi đi trao đổi hỏi từ những người mentor thì mình sẽ có một cái nhìn trực quan dựa trên kinh nghiệm của người họ. Từ đó validate lại thì chúng ta sẽ có được kiến thức tinh hoa và hiệu quả.


Khó khăn và thuận lợi của bạn khi chuyển sang một vị trí và môi trường mới?

Những khó khăn của riêng mình khi mới bắt đầu tham gia vào công việc thì thường là giai đoạn đầu mình cần đọc khá nhiều về người dùng, những bản mô tả sản phẩm, thông tin chức năng, tầm nhìn của sản phẩm là gì.. để hiểu rõ bản chất của sản phẩm mình đang làm cái nó hướng đến như thế nào hoặc cũng có thể kể đến là môi trường làm việc như thế nào. Mỗi công ty sẽ có hình thức làm việc khác nhau, có công ty thì họ xem trọng team design có công ty không, có công ty họ xem trọng UI nhiều hơn có công ty cũng cân nhắc UX nhiều hơn. Đấy là một số môi trường làm việc nói chung và nó ảnh hưởng rất nhiều đến các designer trong việc thuyết phục những người đứng đầu trong bộ máy phát triển sản phẩm có thể kể đến như Product Owner, Product Manager. Họ thường là những người rất là giỏi về mặt business nên trên góc nhìn của họ thì thường sẽ khác so với designer. Vậy nên việc thuyết phục họ cần phải đầu tư thêm nhiều những thông tin có nguồn gốc xác thực rõ ràng, phải nêu rõ được vấn đề chính mà mình gặp phải là gì và cách giải quyết vấn đề thế nào, không chỉ giúp cho PO hiểu rõ vấn đề mình đang đối diện và cách giải quyết như thế nào mà còn giúp cho mình luôn luôn rõ ràng trong công việc, làm việc hiệu quả hơn, năng suất hơn.


Ngoài ra những thuận lợi của mình thì mình may mắn vì biết được những anh của mình đều là những người giỏi trong cộng đồng UI/UX Vietnam. Họ như là những người mentors có thể giúp mình giải đáp được những thắc mắc của mình có khi xảy ra trong công việc.

Một buổi offline chia sẻ kinh nghiệm với team Mirr tại Hà Nội mà mình đã tham gia


3 lời khuyên cho các bạn UI/UX design fresher khi bắt đầu làm trong môi trường doanh nghiệp


Đầu tiên là không sợ sai. Ngay từ ban đầu khi mới làm việc trong doanh nghiệp mà có nhiều người, thì mình cũng thường bị ngại trao đổi các thông tin mà mình có cũng như hỏi họ về những thông tin mà họ đang nắm được dẫn đến việc bị miss thông tin. Cũng do đó mà mình sẽ không thể thiết kế được một sản phẩm khi mình là một người thiết kế lại chưa hiểu rõ về nó thì đương nhiên hiệu quả làm việc sẽ giảm, và mất nhiều thời gian vào một phần nhỏ của sản phẩm.


Thứ hai đó là luôn luôn học tập và tích lũy kiến thức, việc học tập là vấn đề chung không chỉ riêng những bạn mới bắt đầu mà còn là vấn đề của bất kì ai, với bất kì độ tuổi và trong mọi lĩnh vực. Xã hội ngày càng phát triển, việc mình đứng ở một chỗ làm cho giá trị của mình đang thấp hơn so với mặt bằng chung, hãy học hỏi với một thái độ tích cực sẽ luôn giúp bạn đạt được những mục tiêu trong tương lai.


Thứ ba là kết bạn với những người cùng chí hướng. Bạn bè luôn là những người giúp đỡ mình lúc mình gặp khó khăn, giúp đỡ lúc ta cần, ngoài ra mình còn có thể học hỏi được những khía cạnh góc nhìn mà trước đây có thể mình chưa từng nghĩ đến, càng nhiều người thì mình càng có nhiều góc nhìn khác nhau kinh nghiệm mỗi người khác nhau, từ đấy mình có thể chắt lọc ra những kinh nghiệm đúc kết lại cho bản thân.


Kết nối với Lĩnh qua LinkedIn tại đây nhé!

135 views0 comments

Comments


​UI/UX Course

Học tư duy thiết kế, thực hành thiết kế và tăng giá trị của thiết kế trong team

UX Career Support

Trở thành UX Designer chuyên nghiệp ​với sự  dẫn dắt 1-1 từ mentor

bottom of page