top of page

Dẫn dắt UX Case Study bằng nghệ thuật kể chuyện | Cấu trúc Freytag

Chắc các bạn cũng đã biết hoặc đang xây dựng UX Portfolio cho chính mình. Trong hàng loạt các Portfolio ngoài kia, bạn có biết bí quyết để tạo ấn tượng cho người đọc (ở đây chắc chắn là Recruiter và Hiring Manager) là gì không?

Chính là: ✨Tư duy của riêng bạn

Và làm sao cho tư duy của bạn được thể hiện nổi bật? Chính là thông qua nghệ thuật kể chuyện (story-telling).

 

Các nhà tuyển dụng không chỉ quan tâm đến kết quả bạn làm được trong dự án của bạn (nếu bạn chưa biết cách trình bày Case Study, đây là 12 đầu mục không thể thiết trong một UX Case Study), mà họ còn tìm kiếm một ứng viên phù hợp với team cũng những là phù hợp với văn hóa công ty. Bình thường họ có thể biết được thông qua phỏng vấn, tuy nhiên, nếu bạn có thể cho họ thấy ngay từ giây phút đầu tiên, chắc chắn họ sẽ lưu tâm đến bạn.


Làm thế nào bạn có thể hiển thị nó cho nhà tuyển dụng/khách hàng trong portfolio của bạn?

Có thể bạn chưa biết: nếu bạn làm giỏi một việc gì đó, đừng kì vọng người khác sẽ thấy bạn, mà hãy cho họ thấy bạn thật sự giỏi việc ấy. Ở đây, chính là thông qua Portfolio của bạn.

Ngày nay, hầu hết các nhà tuyển dụng đều hiểu giá trị mà thiết kế mang lại — đó là lý do tại sao họ thuê bạn hoặc một người nào đó như bạn. Họ hiểu sự cần thiết phải đồng cảm (empathy), xác định (define), lý tưởng hóa (ideation), nguyên mẫu (prototype) và thử nghiệm (test). Vì vậy, đừng lãng phí thời gian để giải thích lại trong portoflio của bạn. Tại đây, mình sẽ chỉ cho bạn cách sử dụng cấu trúc Freytag để làm cho UX Case Study của bạn trở nên hấp dẫn hơn.

Năm 1863, Gustav Freytag, một tiểu thuyết gia và nhà viết kịch người Đức, đã quan sát thấy rằng các bộ phim truyền hình có một vòng cung gồm 5 phần. Ông chia cấu trúc của một vở kịch thành 5 phần, ngày nay được gọi là “kim tự tháp của Freytag” (Freytag's Pyramid):

  1. Trình bày (Exposition): Nơi bạn giới thiệu thông tin chính và tạo tiền đề cho cốt truyện. Khi bạn phát hiện vấn đề để sáng tạo.

  2. Vấn đề phát sinh (Inciting Incident) - Conflict: Khi bạn bắt tay vào việc giải quyết vấn đề

  3. Tiến triển (Rising Action): Một loạt các hành động bạn đã làm để dẫn đến cao trào.

  4. Cao trào (Climax): Đỉnh điểm của cốt truyện với đỉnh cao của cảm xúc và sự phấn khích trong câu chuyện.

  5. Xung đột giảm dần (Falling Action): Nơi bạn bắt đầu làm tròn câu chuyện. Mọi thứ đâu vào đấy, và các nhân vật bắt đầu giải quyết xung đột.

  6. Kết quả (Resolution): Nơi bạn tiết lộ kết quả cuối cùng. Nếu bạn làm đúng, độ phân giải sẽ làm hài lòng khán giả. Phần này còn được gọi là “dénouement”.

 

1. Trình bày (Exposition) - Bối cảnh nào người đọc cần biết trước khi đi sâu vào câu chuyện? Hiện trạng trước khi giải quyết vấn đề như thế nào?

Đầu tiên, hãy giúp người đọc dễ dàng tiếp cận dự án của bạn trong phần trình bày. Giải thích dự án của bạn và vai trò của bạn ở đây một cách gọn gàng, cụ thể.

Giải thích mục tiêu của bạn: Vấn đề chính mà bạn muốn giải quyết thông qua thiết kế. Ví dụ: bạn có thể muốn “tạo một cổng thông tin việc làm để cho người tìm việc”.

Đây là một số đề mục bạn nên đề cập:

  • Vấn đề bạn giải quyết (Problem Statement) - hãy bao gồm cả động lực, cảm xúc của bạn đối với vấn đề này.

  • Hướng giải quyết - Phác thảo nên hướng giải quyết bạn đã dùng (Design Thinking Process, Diamond Thinking Process, etc)

  • Vai trò của bạn - Bạn đã làm gì trong dự án này




2. Phát sinh - Điều gì kích thích bạn giải quyết vấn đề? Thử thách mà bạn phải giải quyết là gì và bạn cảm thấy thế nào về nó?

Hiện trạng đang ổn, cho đến khi bạn nhận ra vấn đề mà bạn cần giải quyết. Hãy kể rõ ra bạn để cảm thấy như thế nào khi bạn bắt tay vào làm việc để giải quyết được vấn đề bạn đang nhìn thấy.

Bạn có thể nêu rõ những thử thách bạn đã gặp phải, và bạn đã cảm thấy thế nào khi gặp thử thách và vượt qua nó.


3. Tiến triển - Bạn đã thử những gì? Bạn đã thất bại ở điểm nào? Bạn đã học được gì khi làm việc đó? Bạn cảm thấy như thế nào khi làm việc này? Làm thế nào điều đó dẫn đến giải pháp cuối cùng của bạn?

Đây là giai đoạn bắt đầu hành động của khi phát hiện vấn đề. Bạn hahãy phác thảo một số thách thức bạn phải đối mặt. Những điều này sẽ cung cấp một số vấn đề “xung đột” và làm cho câu chuyện của bạn trở nên thú vị. Chẳng hạn, bạn có thể có ngân sách hoặc thời gian eo hẹp để làm việc, hoặc bạn có thể gặp khó khăn trong lúc phỏng vấn người dùng,..

Tại khâu này, hãy giải thích về quy trình thiết kế của bạn (bạn dùng design thinking, etc). Diễn giải cách bạn áp dụng quy trình này vào dự án của bạn. Ví dụ: nếu bạn đã sử dụng 5 giai đoạn của tư duy thiết kế - đồng cảm (empathy), xác định (define), lý tưởng hóa (ideation), tạo mẫu (prototype) và thử nghiệm (test) - hãy giải thích ngắn gọn những gì bạn đã làm trong từng giai đoạn. Hãy đảm bảo rằng bạn đã thực hiện những bước nào để đạt được sản phẩm cuối cùng cũng như lý do tại sao bạn thực hiện chúng.

Nếu đây là case study có sự tham gia của các bên liên quan (PO, Dev, etc), bạn hãy cho người đọc biết bạn đã học được những gì việc trao đổi, nhận phản hồi từ các bên liên quan, và cộng tác với Dev như thế nào trong suốt quá trình mà bạn đã đi qua.


4. Cao trào (Climax) - Giải pháp trọng tâm và xuyên suốt của dự án là gì?

Đây là phần “béo bỡ” trong UX Case Study của bạn. Mục tiêu chính của đoạn climax này là để bạn có thể làm cho người đọc hiểu được vấn đề đã được bạn giải quyết theo ý tưởng, quá trình nào (concept/big idea/strategies).

Đây đóng vai trò là đỉnh của câu chuyện của bạn, điều mà nhà tuyển dụng, giúp người đọc sẽ nhớ công trình của bạn lâu hơn. Để làm nổi bật những yếu tố đó, bạn có thể thêm 1-2 khoảnh khắc, vừa giúp làm nổi bật nội dung chính, và tạo sự ấn tượng tốt hơn: Nó có thể là:

  • Một quyết định khó khăn mà bạn / nhóm của bạn phải đưa ra;

  • Một thông tin chi tiết về người dùng không mong muốn mà bạn phát hiện được thông qua nghiên cứu người dùng—một thông tin buộc bạn phải thay đổi hướng của dự án;

  • Một thách thức bất ngờ hoặc nhạy cảm về thời gian mà sau đó bạn đã giải quyết xong;

  • Một ý tưởng hoặc giải pháp mới cho vấn đề; vân vân.

Bạn nên chỉ chia sẻ những phần quan trọng nhất trong dự án. Vì bạn cần giữ cho các nghiên cứu của mình được ngắn gọn nên bạn không thể hiển thị tất cả mọi thứ bạn làm. Do đó, hãy nghĩ xem bạn cần kể những phần nào trong cốt truyện để tạo nên một câu chuyện có ý nghĩa và ảnh hưởng nhất. Mỗi phần cần thúc đẩy câu chuyện của bạn tiến lên, giống như trong một cuốn sách hoặc một bộ phim.

Tương tự như vậy, bạn chỉ nên hiển thị các sản phẩm chính trong case study của mình, thay vì tất cả chúng. Bao gồm sơ đồ, ảnh, bản phác thảo và ghi chú miễn là chúng giúp kể câu chuyện của bạn. Cái chính là, đừng lan man, kể lể quá nhiều, điều này sẽ làm xao nhãng và nội dung của bạn bị dông dài hơn.


5. Xung đột giảm dần (Falling Action) - Dự án, sản phẩm của bạn trông như thế nào sau khi thực hiện? Mối quan hệ của bạn với các bên bây giờ như thế nào? Dự án đã tiến triển tốt như thế nào?

Khi bạn đã đến được mục này, câu chuyện của bạn sắp đi đến kết luận cuối cùng. Bạn sắp xếp và tổng hợp thông tin chi tiết về người dùng, quyết định và ý tưởng của bạn phải kết hợp với nhau ở đây.

Bạn cần cho biết cách bạn đã chuyển đổi các bản phác thảo hoặc ý tưởng thành sản phẩm sau cùng như thế nào. Cách trình bày việc triển khai giải pháp có thể bám theo hành trình người dùng ban đầu đã tìm ra trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Đưa người đọc của bạn thông qua các bài kiểm tra người dùng (usability testing) của bạn và tóm tắt phản hồi chính mà bạn đã thu thập được từ người dùng. Và, tất nhiên, hiển thị ảnh, ảnh chụp màn hình hoặc bản phác thảo về các sản phẩm của bạn bất cứ khi nào thích hợp.

Việc này sẽ vừa giúp câu chuyện của bạn có 1 sự liên kết chặt chẽ cũng như nhấn mạnh được vai trò của giải pháp trong trải nghiệm người dùng; bên cạnh đó còn giúp bạn thể hiện được với nhà tuyển dụng bạn thực sự có tư duy lấy khách hàng làm trung tâm (customer-centric).


6. Kết quả (Resolution) - Sau khi bạn giải quyết được vấn đề này, nó trông như thế nào? Bây giờ mọi thứ thế nào khi dự án kết thúc? Bạn đã học được gì từ toàn bộ quá trình và với tư cách một nhà thiết kế, điều đó sẽ ảnh hưởng như thế nào? Bạn sẽ thực hiện những hành động nào trong tương lai đối với dự án này, nếu có? Từ đó, bạn đã khác gì so với bạn lúc đầu?

Hãy hiển thị kết quả cuối cùng của bạn trong kết luận của bạn. Đối với quy trình thiết kế từ đầu đến cuối, đây sẽ là nguyên mẫu hoặc sản phẩm cuối cùng của bạn. Nếu bạn ở một vị trí chuyên môn hơn, chẳng hạn như UX Researcher, đây có thể là báo cáo cuối cùng về kết quả nghiên cứu của bạn.

Bạn hãy giải thích công việc của bạn đã đạt được mục tiêu như thế nào. Liên kết nó với những vấn đề chính mà bạn đã vạch ra trong phần trình bày của mình để tạo cho người đọc cảm giác hoàn chỉnh.

Bạn có thể bao gồm các kết quả kinh doanh cụ thể nếu có (những dự án khách hàng, công ty). Hãy nhớ rằng, nhà tuyển dụng và công ty quan tâm đến giá trị mà bạn cung cấp - vì vậy, hãy sử dụng các kết quả hướng đến giá trị và doanh nghiệp càng nhiều càng tốt. Chẳng hạn, nếu bạn đã tạo một ứng dụng, có bao nhiêu người đã tải xuống ứng dụng đó và họ đánh giá ứng dụng đó như thế nào trên các cửa hàng ứng dụng? Nếu bạn đã cải thiện khả năng sử dụng của một trang web, tỷ lệ chuyển đổi của nó có tăng lên không?

Cuối cùng, hãy bao gồm các bài học của bạn thông qua dự án này, những điều bạn đúc kết được. Hãy để câu chuyện của bạn tràn đầy cảm xúc (nhưng vẫn giữ sự chuyên nghiệp) tại đây nhé. Bạn có thể bao gồm các ý sau:

  • Bạn cảm thấy thế nào về sản phẩm cuối cùng của mình?

  • Bạn đã học được gì?

  • Nếu dự án của bạn không thành công như bạn mong đợi, những lý do có thể là gì?

  • Thiết kếtlà một quá trình lặp đi lặp lại, vậy bạn có bất kỳ ý định hay hành động nào để tiếp tục không?

Một vài dòng kết

“Mọi người sẽ quên những gì bạn nói, mọi người sẽ quên những gì bạn làm, nhưng họ sẽ không bao giờ quên cảm giác của họ dành cho bạn”— Maya Angelou

Nhà tuyển dụng có thể không nhớ vấn đề của bạn, giải pháp của bạn, hoặc thậm chí tên của bạn. Nhưng họ sẽ rời khỏi căn phòng đó cùng với sự tích cực hay tiêu cực về bạn, dựa trên cách bạn làm họ cảm thấy thế nào. Sau cùng, đây dựa trên mức độ bạn kể một câu chuyện.

Một vài dòng lưu ý dành cho riêng bạn:

  • Nhà tuyển dụng cần xem được giá trị bạn mang lại một cách nhanh chóng, và nên làm họ cảm thấy kết nối được với UX Case Study của bạn

  • Dùng ngôn ngữ đơn giản (nếu bạn viết tiếng Anh) và phù hợp để thể hiện logic, tư duy của mình - hãy nhấn mạnh mình có thể làm việc theo nhóm, hoặc độc lập tùy theo quy mô của dự án.

Mong là bạn sẽ có một Portolio “đỉnh cao” nhé!

 

Một số portfolio của học viên Mirr bạn có thể tham khảo:

 

Credit: How to Create Engaging UX Case Studies with Freytag’s 5-Part Dramatic Structure bởi Teo Yu Siang, Anh Hồng Quân - giảng viên tại Mirr Design, If your UX Portfolio has this 20% Well Done, it Will Give You an 80% Result bởi Ilma Andrade & other resources.

1,963 views0 comments

​UI/UX Course

Học tư duy thiết kế, thực hành thiết kế và tăng giá trị của thiết kế trong team

UX Career Support

Trở thành UX Designer chuyên nghiệp ​với sự  dẫn dắt 1-1 từ mentor

bottom of page