top of page

Facebook tiếp cận và giải quyết vấn đề của sản phẩm

Mình có cơ hội tham dự workshop về Product Management và được nghe một bác chia sẻ về framework mà Facebook để tiếp cận và giải quyết vấn đề của sản phẩm, bài viết này mình sẽ tóm tắt lại một số ý chính trong bài chia sẻ của bác.




Bên cạnh mô hình Double Diamond (Discover – Define – Develop – Deliver) mà chúng ta vẫn thường thấy, ở Facebook cũng có một quy trình như vậy, nó được áp dụng để giải quyết các vấn đề mà người dùng gặp phải, đánh giá các ý tưởng mới, và đo lường thành công của sản phẩm mới. Facebook gọi nó là “Understand – Identify – Execute”




Cụ thể “Understand – Identify – Execute” được định nghĩa là một cách tiếp cận để giải quyết vấn đề, xây dựng sản phẩm

.

Understand: “Mục tiêu là gì? Tại sao nó quan trọng” Identify: “Đâu là cơ hội tốt nhất để đạt mục tiêu” Execute: “Hoàn thành kế hoạch một cách hoàn hảo”


Xem ví dụ dưới đây để hiểu rõ hơn về concept này:

Trong thời kỳ tiền sử mục tiêu của con người tồn tại giữa thiên nhiên hoang dã và muôn loài, chính vì thế mục tiêu mỗi ngày là kiếm ăn bằng cách hái lượm, săn bắn. Giả sử bạn đang sống trong thời kỳ này. Hãy bắt đầu lựa chọn 1 mục tiêu của ngày hôm nay là “Bắt cá”


Execute

CASE 1: Bạn thích một vùng nước gần nhà, vì thế bạn lên kế hoạch mang theo cần câu và mồi để bắt cá. TUY NHIÊN: Khi đến vùng nước bạn lại quên không mang mồi câu *sosad*



Đây là ví dụ cho việc: BAD Execution. Trong quản lý sản phẩm việc thực thi là tối quan trọng, bởi plan có tốt đến mấy mà việc triển khai lỏng lẻo thì cũng sẽ dẫn đến đổ vỡ. Khi thực hiện kế hoạch thành viên trong dự án cần phải cùng nhau phối hợp để hoàn thành một mục tiêu chung, điều này cũng giúp bạn đánh giá được plan của bạn có đang thực sự giải quyết vấn đề hay không.


Identify

CASE 2: Bạn thích một vùng nước gần nhà, vì thế bạn lên kế hoạch mang theo cần câu và mồi để bắt cá, lần này bạn đã mang theo đầy đủ vật dụng cần thiết. TUY NHIÊN: Bạn vẫn không câu được cá vì vùng nước bạn chọn không có cá.



Đây là ví dụ cho việc: BAD Identify, bạn chỉ đến vùng nước mình thích mà quên không nhận ra rằng tại vùng nước đó ít cá hoặc không có cá. Do đó chúng ta không làm việc dựa trên những thứ ngẫu nhiên, cần nhận biết được cái gì sẽ hoạt động tốt, cái gì sẽ thất bại bằng cách chia vấn đề ra thành nhiều ý nhỏ, càng chi tiết càng dễ xử lý, sau đó tiến hành nghiên cứu để xác định dựa trên những giả thuyết.


Understand

CASE 3: Sau khi nghiên cứu tìm kiếm bạn đến một con sông với rất nhiều cá , mang theo đầy đủ dụng cụ câu cá, và cuối cùng bạn cũng bắt được cá. TUY NHIÊN: Sau khi bắt cá bạn nhận ra rằng ngoài cá, ở đó còn có bầy hươu và nếu săn bắt được bạn có thể có thức ăn cho nhiều tuần.




Đây là ví dụ cho việc: Giải pháp của bạn có thực sự phải là giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề cốt lõi hay không?. Nói một cách khác: Có rất nhiều cách để kiếm ăn tồn tại, câu hỏi đặt ra là liệu lựa chọn bắt cá có phải duy nhất và hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề?

Understand có nghĩa là bạn cần hiểu mục tiêu, hiểu mục đích của hành động, và phân biệt chúng rõ ràng.


Làm thế nào để Facebook hiểu vấn đề của người dùng?

Trong bài chia sẻ của mình tại Standford, Julie Zhuo – VP of Product Design tại Facebook đã chỉ ra 3 câu hỏi Facebook sử dụng để đánh giá ý tưởng hay giải pháp có phải là phương án tốt nhất:


Question 1 — What people problem are we trying to solve?

Một problem statement tốt, cần bao gồm những yếu tố sau:

  • Human (có tính nhân văn), simple (đơn giản) and straightforward (đúng trọng tâm) – Không sử dụng thuật ngữ chuyên ngành phức tạp, những từ khoá mà giao tiếp hằng ngày không dùng

  • Solutions agnostic: Tránh đưa ra những giả định khi chưa biết giải pháp thực sự.

  • Company winning – agnostic: Việc công ty hay giải pháp của bạn sẽ dẫn đầu trên thị trường không phải là vấn đề mà people quan tâm, họ cần biết vấn đề của họ đã được giải quyết hay chưa

  • Get at the why: Bên cạnh việc quan tâm đến vấn đề đó xảy ra thế nào, cần hiểu tại sao nó xảy ra để có cái nhìn toàn diện

Ví dụ về problem statement của Facebook: “I want to talk about an interest with other people who are also interested, but I don’t know where to find these people” => Giải pháp cho vấn đề này chính là sự ra đời của các group trên Facebook


Question 2— How do we know this is a real problem?

Với mỗi luận điểm đưa ra cần có luận cứ để chứng minh là đúng nó có thể là qualitative hoặc quantitative. Đó có phải là vấn đề đáng giải quyết? Biết được tầm quan trọng của mỗi vấn đề sẽ giúp chúng ta lập thứ tự ưu tiên


Question 3— How will we know if we’ve solved this problem?

Đặt mục tiêu cụ thể, chia các milestones rõ ràng trước khi giới thiệu bất kỳ chức năng gì với người dùng. Điều này giúp giảm thiểu sự chủ quan trong đánh giá kết quả và sự ảnh hưởng của sản phẩm.


Link tham khảo:



146 views0 comments

Comments


​UI/UX Course

Học tư duy thiết kế, thực hành thiết kế và tăng giá trị của thiết kế trong team

UX Career Support

Trở thành UX Designer chuyên nghiệp ​với sự  dẫn dắt 1-1 từ mentor

bottom of page