top of page

Hướng dẫn xây dựng UX Portfolio toàn diện

Updated: Jul 10, 2021

Chuẩn bị cho bản thân Portfolio trước khi đi phỏng vấn, bạn không chỉ cho nhà tuyển dụng thấy được những sản phẩm, mà còn là quy trình thiết kế và tư duy giải quyết vấn đề của bản thân, đây là một yếu tố cực kỳ quan trọng nhưng hay bị bỏ qua hoặc không được đầu tư đúng mực.

hướng-dẫn-xây-dựng-ux-portfolio-toàn-diện

Nếu các bạn cũng là người mới, hãy tham gia "Xóm UX" cộng đồng dành cho những người mới vào nghề để giải đáp thắc mắc và cùng trao đổi thêm nhé.


Website vs PDF


Khi bản thân đã có nhiều dự án riêng, bạn nên tự xây dựng cho mình một câu chuyện riêng, được trình bày tự do thông qua blog hoặc website riêng của bản thân. Điều này giúp bạn linh hoạt sắp xếp các dự án mà mình thực hiện theo từng lĩnh vực, từ đó có thể ứng dụng để apply nhiều vị trí khác nhau.

Portfolio cho designer nên được sử dụng trên nền tảng online để tối ưu quá trình vì nó có thể truy cập ở khắp mọi nơi, dễ dàng tuỳ biến và tối ưu hiển thị trên thiết bị khác nhau. Đặc biệt nếu bạn muốn “khoe” những kỹ năng khác nhau cho nhu cầu từng NTD thì đây là một lựa chọn tối ưu hơn bản offline rất nhiều.

Một số nền tảng cho phép tạo portfolio mà không yêu cầu kiến thức code:

  • Squarespace

  • Wix

  • Weebly


Chân dung người xem


Khi bạn apply job, đối tượng chủ yếu sẽ soi portfolio của bạn là HR và Design Manager đặc điểm chung của 2 đối tượng này là họ không có nhiều thời gian để đọc từng chi tiết trong portfolio của bạn, đa phần chỉ có thể đọc lướt và lấy ý chính

  • HR: có hàng trăm bộ hồ sơ mỗi ngày phải xử lý

  • Design Manager: Họ chỉ có dưới 5p để xem một bộ hồ sơ, tập trung nhiều vào portfolio của bạn


Thiết kế giúp cho việc scan nhanh chóng


Bạn cần biên tập nội dung, thiết kế bố cục để giúp người xem có thể nhanh chóng tìm được những thông tin, ý chính trong portfolio của bạn trong vòng dưới 5 phút. Những thông tin scan là những thông tin quan trọng, những thông tin bạn muốn nhấn mạnh về bản thân cũng như dự án. Bạn có thể sử dụng Mục lục (TOC) để chia các phần dễ đọc


Giới thiệu về bản thân


Trang đầu tiên trong portfolio cá nhân của bạn sẽ là nơi bạn kể câu chuyện về bản thân, là nơi bạn cho thấy sự khác biệt của bạn so với các đối thủ khác. Dưới đây là một số câu hỏi gợi ý giúp bạn viết về bản thân mình tốt hơn:

  • Điều gì tạo nên sự khác biệt ở bạn?

  • Quá trình bạn đến với UX như thế nào?

  • Bạn có những "siêu năng lực" gì?

  • Bạn có đam mê, sở thích gì?

  • Những công việc mà bạn yêu thích trong quá trình làm việc?



Trang giới thiệu ngắn gọn, rõ ràng về cá nhân, và những kinh nghiệm đạt được. Link: https://www.omarhassan.co/

Làm cho thông tin ngắn gọn xúc tích là thách thức cho bạn. Thiết kế của trang đầu tiên cũng là điều đáng để quan tâm, thiết kế rõ ràng, thẩm mỹ sẽ tạo cảm giác hài lòng với những người theo dõi portfolio của bạn. Bạn có thể kết hợp các loại hình media khác nhau như: ảnh, audio, video để làm cho portfolio của mình thêm sinh động.


Chú ý đến cấu trúc thông tin và điều hướng


Bạn cần chú ý đến cách bài trí thông tin trên trang web của mình, đảm bảo việc tìm kiếm các thông tin một cách dễ dàng. Đảm bảo một số thông tin quan trọng luôn được sắp xếp tiện cho người xem có thể đọc và dễ truy cập nhất như là: Thông tin liên lạc, các project của bạn, và giới thiệu về bản thân bạn. Thiết kế cấu trúc thông tin tốt và điều hướng rõ ràng cũng cho thấy việc ban quan tâm đến người dùng chính sản phẩm của bạn.


Các cấu phần của trang portfolio rõ ràng, cùng với phần top navigation có thể truy cập ở mọi nơi. Link: https://pablomoga.com/

Một số cấu trúc thường thấy:

  • Trang chủ

  • Dự án

  • Giới thiệu về bản thân / CV

  • Liên hệ


Chọn lọc những project tốt nhất của bạn


Bạn không cần thiết phải đưa hết tất cả các sản phẩm mà bạn có, hoặc liệt kê project theo trình tự thời gian. lựa chọn các sản phẩm tốt nhất, các dự án mà bạn tự hào nhất để bạn có thể nói về nó một cách nhiệt huyết, đặc biệt là khi bạn bị đặt câu hỏi về project đó.

Chọn lựa project cũng là cách để bạn kể câu chuyện với nhà tuyển dụng, kể về điểm mạnh, những thành tựu nổi bật của bạn và kể cả những thất bại trong project. Bạn cần có chiến lược để tạo nên một nội dung xuyên suốt từ CV cho đến Portfolio.


Thumbnail của các dự án giúp người xem có nhìn tổng quát về các project của bạn. Link: https://www.flybotdesign.com/

Cấu trúc chính của project trong portfolio


Đây là phần quan trọng nhất trong portfolio. Những project mà bạn làm sẽ được thể hiện một cách rất tỉ mỉ và chi tiết tại đây, điều đầu tiên bạn cần lưu ý là bạn cần diễn đạt ý tưởng một cách mạch lạc và có hệ thống, đừng bao giờ chỉ chèn ảnh về UI mà không giải thích gì thêm. Một số thành phần chính của một project như


1. Tổng quan project

Nội dung tổng quan luôn được đặt đầu tiên để cho người đọc thấy những thông tin cơ bản về project của bạn. Những nội dung này giúp người đọc hình dung về công việc của bạn và nếu cảm thấy hứng thú họ sẽ tiếp tục kéo xuống để xem

  • Mục đích của project — Project giải quyết điều gì, tại sao bạn bắt đầu project này

  • Mục tiêu hướng tới — Bạn đã đạt được những thành tựu gì?

  • Cách tiếp cận — Quy trình tiếp cận vấn đề là gì?

  • Thời gian diễn ra

  • Các vị trí mà bạn tương tác trong dự án

  • Vai trò của bạn — Bạn đã đóng góp gì cho dự án, vai trò của bạn là gì


Đề mục ngắn gọn được đặt ngay đầu tiên của project. Link: https://pablomoga.com/

2. Quy trình UX

Quy trình bạn giải quyết vấn đề là một phần khá quan trọng giúp nhà tuyển dụng đánh giá được cách bạn giải quyết vấn đề, một số bước phổ biến như là:

  • Nghiên cứu: Chỉ ra các phương pháp nghiên cứu mà bạn chọn ví dụ như là: nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, phỏng vấn, survey, field study, nghiên cứu khoa học...vv

  • Quá trình bạn lên ý tưởng: Các phương pháp bạn sử dụng để lên ý tưởng là gì, bạn đã chọn ra những ý tưởng phù hợp nhất như thế nào?

  • Wireframe: Bản nháp các giải pháp mà bạn đã có được

  • Design: Thiết kế UI và visual

  • Prototype: Bản tương tác mẫu


Portfolio chỉ ra quy trình research tiếp cận vấn đề. Link: https://www.rosekuan.com/


3. Kết quả

Phần này bạn có thể nêu những thành tựu mà bạn đạt được sau project, những con số cụ thể sẽ đem lại sức thuyết phục cao hơn. Tuy nhiên nếu là project thực hành hoặc đơn giản là case study của bạn thì bạn có thể đề cập tới những bài học mà bạn học được từ project này


Những con số thường giúp người xem dễ hình dung hơn về kết quả của bạn


4. Bí quyết chống lười

Chia nhỏ công việc để đánh lừa sự lười biếng của não

Hãy take note ngắn gọn lại những kiến thức mới, những câu chuyện, fact mà bạn trải qua trong lúc bạn làm dự án thành 1 đoạn ngắn 3-5 câu, đây sẽ là nguồn tham khảo hữu ích cho các bài viết cũng như portfolio của bạn.


Một bí quyết khác mà mình thấy hiệu quả là nên tạo thói quen viết case study, tóm tắt lại công việc mình đã làm sau mỗi project trên các nền tảng online qua website cá nhân, medium,... Nội dung của case study đơn giản sẽ chỉ là những lần note, và sau này bạn sẽ dễ dàng cần nối chúng lại với nhau thành câu chuyện


Hãy chụp lại những ý tưởng quan trọng, hoặc những lúc có cảm hứng với sản phẩm đang làm nhất để làm tài liệu sau này. Tuy nhiên bạn cần nắm rõ chính sách bảo mật của công ty để tránh chụp những khu vực, tài liệu nhạy cảm, ko đc phép public


Một số tips cho việc làm portfolio hiệu quả

  • Sử dụng hình ảnh có dung lượng vừa phải, ảnh rõ nét tránh bị mờ, nhoè, vỡ

  • Tạo navigation thông minh, giúp người xem dễ di chuyển từ project này sang project khác

  • Tránh viết quá dài dòng, portfolio cần có sự cân bằng về hình và chữ

  • Sử dụng project như cách bạn đang kể 1 câu chuyện

  • Tạo dấu ấn riêng của bạn trong portfolio bằng việc xây dựng những yếu tố nhận diện của mình


Các link portfolio có trong bài viết:

3,280 views0 comments

​UI/UX Course

Học tư duy thiết kế, thực hành thiết kế và tăng giá trị của thiết kế trong team

UX Career Support

Trở thành UX Designer chuyên nghiệp ​với sự  dẫn dắt 1-1 từ mentor

bottom of page