top of page

Referral Loops của Loom: Case Study


Trong bài viết trước, chúng ta đã cùng tìm hiểu cách Loom sử dụng email để thúc đẩy sự gắn bó và tương tác lặp lại với sản phẩm của họ. Giúp họ phát triển khi giữ chân người dùng theo thời gian.

Tuy nhiên, Loom không chỉ tăng trưởng 42 lần trong 5 năm chỉ nhờ duy trì người dùng...

Mà còn có, retention loop - vòng lặp tăng trưởng thu hút.

Vòng lặp tăng trưởng có hai hương vị chính:

  • Vòng lặp duy trì: nơi người dùng gắn bó, dẫn đến tăng trưởng kép theo thời gian.

  • Vòng lặp thu hút: nơi người dùng thực hiện một trong ba hành động; tạo nội dung, mời bạn bè hoặc trả tiền cho sản phẩm. Đầu vào này sau đó được sử dụng để thu hút thêm người dùng (ví dụ: tiền được tái đầu tư vào marketing hoặc nội dung được sử dụng để thu hút khách hàng mới).

Loom đã phát triển từ 500.000 người dùng vào năm 2018 lên 21 triệu người ngày nay nhờ sử dụng cả vòng lặp duy trì và thu hút.

Những sản phẩm tốt nhất không chỉ chú ý đến việc duy trì người dùng vì chúng có sự phù hợp tuyệt vời với thị trường, mà còn đảm bảo chúng có cách thu hút người dùng mới theo thời gian.

Loom là một trong số đó.

Vì vậy, chúng ta sẽ đi sâu vào cách Loom sử dụng email để thúc đẩy giới thiệu, nơi họ nhắc nhở mời trong điều hướng của họ và cách hai vòng lặp tăng trưởng cùng nhau dẫn đến sự tăng trưởng theo cấp số nhân.

Trước tiên, chúng ta hãy nhanh chóng xem qua vòng lặp giới thiệu.


Giới thiệu (Referrals) & Hiệu ứng mạng lưới (Network Effects): Những điều cơ bản


Vòng lặp giới thiệu (referral loop) xảy ra khi một phần người dùng mới của bạn chia sẻ sản phẩm của bạn. Một tỷ lệ những người dùng đó sau đó đăng ký và tiếp tục chia sẻ. Và bánh xe cứ thế quay.




Về bản chất, vòng lặp giới thiệu hoạt động tốt nhất khi sản phẩm càng được nhiều người sử dụng thì càng trở nên tốt hơn. Nếu việc mời người khác là cốt lõi của trải nghiệm người dùng - như Slack - thì sản phẩm đó có hiệu ứng mạng lưới (network effects).

Nhiều sản phẩm cố gắng gắn thêm vòng lặp giới thiệu vào bên cạnh sản phẩm của họ và đưa ra phần thưởng bằng tiền hoặc mở khóa các tính năng. Điều này không sao, nhưng nó chỉ dẫn đến mức tăng trưởng một chữ số, không thực sự bùng nổ.

Loom thì khác.

Với vòng lặp giới thiệu của Loom, bạn tự nhiên phải chia sẻ sản phẩm để sử dụng sản phẩm. Mời người khác là một phần tự nhiên của trải nghiệm người dùng.

Tuy nhiên, Loom thực hiện cực kỳ tốt việc đảm bảo bạn đã mời càng nhiều người càng tốt bằng cách rải các nút kêu gọi hành động (CTA) trong suốt trải nghiệm và ở hầu hết các điểm tiếp xúc.

Bắt đầu với email.


Trải nghiệm mời người dùng qua email của Loom


Chúng ta đã giải mã mẫu email mời người dùng của Loom. Bây giờ hãy xem điều gì xảy ra sau khi gửi email.

Điều thú vị là khi bạn nhấn vào các nút kêu gọi hành động (CTA), 2/3 trong số chúng sẽ dẫn đến một cửa sổ mời với tiêu đề:

Làm cho công việc trở nên thú vị bằng cách mời đồng nghiệp tham gia Loom - nguyên bản “Make work fun by inviting coworkers to join Loom”

Sau đó, có hai cách để mời:

  • Thêm email

  • Chia sẻ liên kết

Cả hai cách này đều nhanh chóng và dễ dàng, với giao diện người dùng không quá rắc rối. Bạn cũng được nhắc nhở về gói đăng ký của mình.



Nghe thì hơi lạ lùng khi yêu cầu mời thêm người dùng sau khi bạn đã chia sẻ Loom với họ rồi.

Nhưng thật ra, đây là một chiêu thức khá tinh tế.

Cảm giác không biết ai đã xem Loom của bạn tạo ra một chút bực bội, từ đó thôi thúc bạn muốn mời thêm người dùng. Bạn muốn biết ai trong team đang xem video của mình, và để làm được điều đó, bạn cần... mời họ!

Đây chính là một "cú hích" - Nudge. Bạn không bị ép buộc phải mời, nhưng những gợi ý nhỏ trong văn bản khiến bạn cảm thấy đó là một việc nên làm, sẽ giúp trải nghiệm của bạn tốt hơn.

Ngoài ra, đây cũng là một ví dụ tuyệt vời về “báo đáp” - Reciprocity. Loom đã mang đến cho bạn một trải nghiệm tích cực - xem video - vì vậy, người dùng có xu hướng đáp lại bằng một hành động tích cực khác - mời thêm người.

Nguyên tắc tâm lý này dựa trên chuẩn mực xã hội cho-nhận. Cho đi xây dựng niềm tin. Và, nếu sản phẩm của bạn mang lại giá trị trước khi đến thời điểm “gây cản trở” (đăng ký, thanh toán, giới thiệu), người dùng sẽ có khả năng “chuyển đổi” cao hơn nhiều.

Tuy nhiên...

Có bất ngờ...

Kiểm tra lại hòm thư, mình thấy hai biến thể email khác nhau.

Một cái đặt tính năng chia sẻ ngay đầu trang trên điện thoại. Cái khác thì ẩn bên dưới.



Như với bất kỳ phân tích sản phẩm nào, chúng ta không biết biến thể nào đang chiến thắng và thước đo thành công của Loom là gì. Nếu đó là về số lượng mời, mình cho rằng mẫu hướng đến việc mời sẽ giành chiến thắng.

Đâu ai biết được.

Email tóm tắt hàng tháng của Loom

Loom không chỉ là công cụ tạo video, họ còn khéo léo lồng ghép lời kêu gọi người dùng giới thiệu sản phẩm qua cả email tóm tắt hàng tháng.

Email này được thiết kế với 3 khu vực chính, mỗi khu vực đều nhấn mạnh vào giá trị cốt lõi của Loom:

  1. Khai tử những cuộc họp tẻ nhạt ⏰

  2. Tiết kiệm thời gian quý giá ⏳

  3. Đồng lòng, thống nhất - không còn hiểu lầm giữa những thành viên liên quan 👯‍♀️

 

Bài viết được dịch từ Loom’s referral loops: a case study


Mirr Design hiện đang tuyển sinh khóa học “User Experience Essentials” - UXE, "Comprehensive UI Design" - CUID & "UX & Interaction Design" - UXID. Cùng tìm hiểu thêm nhé!


Ai nên học? Khoá học phù hợp với tất cả những ai đang phát triển các sản phẩm số và muốn đưa sản phẩm của mình đến tay người dùng, từ Product Owner/Product Manager, Business Analyst, Visual Designer, Marketer và cả những người muốn bắt đầu sự nghiệp trong lĩnh vực UI/UX.



187 views0 comments

​UI/UX Course

Học tư duy thiết kế, thực hành thiết kế và tăng giá trị của thiết kế trong team

UX Career Support

Trở thành UX Designer chuyên nghiệp ​với sự  dẫn dắt 1-1 từ mentor

bottom of page